PHỤ HUYNH CÙNG ĐỒNG HÀNH

PHỤ HUYNH CÙNG ĐỒNG HÀNH

  •   03/10/2022 16:28:00
  •   Đã xem: 477
  •   Phản hồi: 0

Phụ huynh trường mầm Non Dương Nội đồng hành cùng nhà trường trong thực hiện “Xây dựng trường mầm non xanh- an toàn- thân thiện - hạnh phúc”

Một số điều cha mẹ cần biết khi dạy trẻ nhỏ

Một số điều cha mẹ cần biết khi dạy trẻ nhỏ

  •   24/06/2022 16:21:00
  •   Đã xem: 1002
  •   Phản hồi: 0

Dạy trẻ bắt đầu từ khi nào? Và dạy trẻ những gì?Để giải đáp câu hỏi thắc mắc trên xin mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo một số điều mà cha mẹ cần dạy trẻ khi còn nhỏ nhé!

NHỮNG CÂU NÓI ĐẮT GIÁ BA MẸ NÊN NÓI VỚI CON MỖI NGÀY

NHỮNG CÂU NÓI ĐẮT GIÁ BA MẸ NÊN NÓI VỚI CON MỖI NGÀY

  •   16/03/2022 15:49:00
  •   Đã xem: 1264
  •   Phản hồi: 0

Không chỉ hành động, mà cả những lời nói của ba mẹ cũng có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, là ba mẹ, bạn cần chú ý trong từng lời nói của mình, sử dụng những ngôn từ tích cực với con trẻ.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những câu nói dưới đây, tuy đơn giản, nhưng nếu được nghe thường xuyên, bé sẽ cảm thấy thích thú và bình an lắm đấy.
-Ba mẹ yêu con rất nhiều!
- Ba mẹ tin tưởng con.
- Con thật tuyệt! Ba mẹ tự hào về con!
- Cảm ơn con.
- Ba mẹ luôn bên con, yên tâm con nhé!
- Con là cậu bé/cô bé hạnh phúc/vui vẻ/ mạnh mẽ/thông minh/nhanh nhẹn/giỏi giang/hiểu chuyện/tốt bụng/hiếu thảo/biết sẻ chia…
- Ba mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe con nói.
- Nếu buồn, con cứ khóc. Khóc không hề xấu. Ba mẹ luôn ở đây bên con.
- Con làm cùng ba mẹ nhé! Việc này con làm được mà!
- Nào, chúng ta ra đây và cùng chơi nào.
- Con yêu, hôm nay con cảm thấy thế nào/làm được việc gì nhỉ, có thể kể cho ba mẹ nghe được không?

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

  •   10/09/2021 14:41:00
  •   Đã xem: 768
  •   Phản hồi: 0

- Người lớn chúng ta đôi khi còn rất khó để kiểm soát cảm xúc thế nên việc trẻ con chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân cũng là lẽ thường tình. Bố mẹ có thể thấy được con mình lúc lăn đùng ra ăn vạ rồi khóc lóc rồi lúc lại toét miệng ra cười. Tất cả những điều này đều do con chưa biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.*. Tự điều chỉnh cảm xúc là gì?Đó là khả năng tự quản lý cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu của tình huống. Nó bao gồm khả năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài. Đây là một kỹ năng không chỉ người lớn chúng ta cần rèn luyện, mà ngay khi còn nhỏ trẻ em cũng cần học để trang bị cho bản thân trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành.Và bố mẹ có thể giúp trẻ tự kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách sau đây:1. Đặt ra quy tắcViệc đặt ra các quy tắc trong gia đình, giải thích lý do vì sao phải đặt ra quy tắc và tạo chúng thành thói quen sẽ giúp con hiểu con sẽ phải làm gì và như thế nào là phù hợp. Ví dụ như: không được đánh nhau, không được nói tục, không được vứt đồ ăn…, và nếu ai không tuân thủ nguyên tắc sẽ bị phạt.2. Gọi tên được cảm xúc của mìnhNhiều khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận sẽ có phản ứng là la hét, ném đồ đạc, bạo lực. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhận biết, nói được tên cảm xúc của mình và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên trẻ biết kiềm chế khi giận dữ và nên bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị như: Không được buồn, không được sợ mà thay vào đó là sử dụng các câu như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giậnMỗi khi bạn tức giận hoặc trong một hoàn cảnh mất kiểm soát bạn sẽ làm gì để bình tĩnh lại? Nếu bạn đã đặt ra những gợi ý để tự kiềm chế cảm xúc của mình thì em bé của bạn cũng có thể học theo những cách làm ấy.Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bố mẹ cũng nên nhìn nhận rõ hoàn cảnh, đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có những giải pháp phù hợp. Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.4. Dạy con những câu nói tích cựcDạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự nói với bản thân sẽ giúp con kiểm soát được bản thân trong các tình huống. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”...Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.5. Thống nhất hình thức kỷ luậtDù tình huống diễn ra ở nhà hay bên ngoài thì hình thức kỷ luật cũng nên giống nhau và được thống nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức kỷ luật Timeout có hiệu quả. Hãy giải thích cho con bạn những gì sẽ diễn ra trong quá trình kỷ luật và hết thời gian kỷ luật con sẽ trở lại cảm xúc như thế nào. Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.6. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mìnhKhi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.Ví dụ, mỗi lần biết kiềm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, và nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích.7. Là 1 tấm gương tốtCó lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất về sự tín nhiệm của họ. Bởi những gì khiến người khác thực sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi.Ví dụ như: khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con. Khi bố mẹ vô cùng bực mình vì con mải xem tivi mà không chịu đi tắm/đi học, thay vì quát mắng, giật điều khiển để tắt tivi thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con, và nếu con vẫn không hợp tác thì ra điều kiện cho con được xem bao nhiêu phút nữa, và hết thời gian sẽ phải tắt.=> Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hóa cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực hơn.Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng tự kiểm soát và điều chỉnh mình để giúp con xoa dịu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn.-Nguồn Mầm Nhỏ-

8 kỹ năng cơ bản giúp bé tự bảo vệ bản thân

  •   30/11/2020 15:00:00
  •   Đã xem: 1870
  •   Phản hồi: 0

Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Tôm rim thịt 
Bắp cải xào 
Canh củ thập cẩm nấu thịt 
Dưa hấu
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + Mẫu giáo Chè đậu xanh hạt sen 
Sữa bột Nuti
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo  Sữa bột Nuti
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay2,194
  • Tháng hiện tại71,266
  • Tổng lượt truy cập31,795,141
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây