LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT CÚM A VÀ COVID-19 ?

LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT CÚM A VÀ COVID-19 ?

 07:47 27/07/2022

TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết cả COVID-19 và bệnh cúm mùa đều có thể biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm đều có bao gồm: sốt hoặc cảm thấy nóng/ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, nôn mửa và tiêu chảy, thay đổi hoặc mất vị giác/khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và COVID nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chuẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai.
Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cúm. Tuy nhiên, những người tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh có thể sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, nếu muốn phân biệt cúm và COVID-19 cũng cần phải xem xét đến yếu tố dịch tễ.
Ngoài ra, mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2, đồng thời là dấu hiệu để phát hiện người mắc COVID-19 hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.
Cúm là một căn bệnh tương đối phổ biến, lành tính nhưng vẫn có nguy cơ gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và người lớn có tình trạng sức khỏe mãn tính. Hầu hết những người khỏe mạnh bị cúm sẽ tự khỏi trong vài ngày đến 2 tuần, nhưng một số người sẽ gặp các biến chứng nặng, cần phải nhập viện. So với COVID-19, bệnh cúm thường gây nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hơn. Tiêu chảy cũng thường gặp ở trẻ nhỏ bị cúm hơn ở người lớn bị cúm.
Tuy nhiên, cúm thường với Corona virus đều có thể dẫn đến bệnh cảnh nặng và biến chứng, những đối tượng có nguy cơ cao nhất bao gồm: Người cao tuổi, những người bệnh nền, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai.
Các biến chứng của COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: viêm phổi, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim (ví dụ: đau tim và đột quỵ), suy đa tạng (suy hô hấp, suy thận, sốc); tình trạng bệnh mãn tính trở nên nặng hơn (liên quan đến phổi, tim, hệ thần kinh hoặc bệnh tiểu đường); viêm tim, não hoặc các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát.
So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người, thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu COVID hoặc hội chứng viêm đa hệ thống.
Một người có thể bị cúm, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Không giống như với SARS-CoV-2, người dân có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh cúm sau nhiều năm tiếp xúc với các chủng virus cúm khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như SARS-CoV-2, virus cúm vẫn không ngừng đột biến, thay đổi, các chủng virus cúm mới xuất hiện luôn có khả năng gây dịch bệnh và thậm chí là đại dịch cúm.
Ngoài ra nếu khả năng miễn dịch của con người đối với bệnh cúm suy giảm trong thời kỳ đại dịch do ít phơi nhiễm, chúng ta có thể dễ mắc bệnh cúm hơn khi tiếp xúc với virus cúm. Mặc dù không biết chính xác thời gian, nhưng các chuyên gia dịch tễ học tại CDC cho biết người dân có thể dễ bị nhiễm virus hơn khi cúm mùa quay trở lại.
VTV

ROTAVIRUS GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

ROTAVIRUS GÂY TIÊU CHẢY Ở TRẺ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

 09:10 11/07/2022

Virusrota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy - căn bệnh phổ biến ở trẻ em và có tỷ lệ tử vong cao. Biết được con đường lây lan virus rota ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có cách phòng tránh hiệu quả và an toàn.
1. Virus rota có lây không?
Trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm virus rota một đến vài lần trong đời, lần lây nhiễm đầu tiên có thể xuất hiện từ tháng thứ 3 cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Việc nhiễm virus tái diễn sẽ giúp làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
Virus rota có lây không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, virus rota thường sống trong môi trường ô nhiễm và có thể lây lan qua những thực phẩm hay vật dụng nhiễm bẩn. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ qua đường tiêu hóa và lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc tay - miệng hoặc với phân của người bị nhiễm bệnh.
Loại virus rota gây bệnh ở trẻ em có thể sống rất lâu ngoài môi trường và có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh thông qua việc sờ hoặc chạm vào các vật dụng, bàn tay bị nhiễm bệnh, thức ăn hoặc đồ uống có dính virus. Người và một số động vật như trâu, bò, chó, cừu, khỉ.... đều có thể là ổ chứa virus, chúng có thể gây bệnh trên một số loại động vật này từ lúc chưa trưởng thành và lây sang con người. Đặc biệt, rotavirus ở động vật có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng rota gây bệnh trên cơ thể người.
Theo nghiên cứu thì mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus rota có thể chứa tới hơn 1.000 tỷ Rotavirus (trẻ chỉ cần nhiễm khoảng 10 virus rota là có thể nhiễm bệnh). Phân của trẻ bị bệnh khi thải ra ngoài môi trường có thể bám trên bề mặt các vật cứng đến vài tuần và bám trên tay vài giờ, nếu trẻ không bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguồn này và đưa vào miệng thì sẽ bị nhiễm bệnh virus rota ở trẻ em.
2. Ai có nguy cơ nhiễm virus rota?
Virus rota ở trẻ em là loại có tính lây lan rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê thì hầu như tất cả trẻ em đều có khả năng bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm tháng đầu đời.
Lứa tuổi dễ mắc tiêu chảy cấp do virus rota là từ 6 tháng đến 36 tháng. Bệnh nếu gặp ở đối tượng người trưởng thành thì thường không có triệu chứng. Tại Việt Nam, nếu như ở miền Bắc, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virus rota tăng cao vào mùa đông xuân và cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11 thì ở miền Nam căn bệnh này không phụ thuộc theo mùa.
Rất nhiều bậc phụ huynh không biết virus rota lây qua đường nào, điều này càng làm cho tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh tăng cao vì khả năng phòng bệnh kém. Thông thường thì trẻ dưới 3 tháng tuổi rất ít khi mắc tiêu chảy cấp do virus rota vì có sẵn kháng thể ở cơ thể mẹ truyền cho như kháng thể tiết IgA, kháng thể dịch thể....
3. Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc virus rota
Virus rota ở trẻ em có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nếu:
• Bú bình nhưng không đảm bảo vệ sinh, bình chưa được tiệt trùng kỹ.
• Mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng phương pháp (thức ăn để lâu, bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến).
• Trẻ sử dụng nước uống không đảm bảo hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
• Sử dụng thức ăn chế biến bởi dụng cụ hoặc tay người chế biến có chứa nguồn bệnh.
• Chất thải đã nhiễm bệnh không được xử lý đúng cách.
• Trẻ không được rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Tiêu chảy cấp do virus rota ở trẻ em có thể được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm phân. Hiện nay, biện pháp phòng ngừa virus rota ở trẻ em hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sốt xuất huyết

 08:41 15/08/2017

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh mùa hè phổ biến và nguy hiểm, là bệnh nhiễm virut cấp tính do muỗi truyền. Bệnh có những biểu hiện khác nhau tùy mức độ nhiễm bệnh của từng người.

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Tôm rim thịt 
Bắp cải xào 
Canh củ thập cẩm nấu thịt 
Dưa hấu
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + Mẫu giáo Chè đậu xanh hạt sen 
Sữa bột Nuti
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo  Sữa bột Nuti
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay6,312
  • Tháng hiện tại75,384
  • Tổng lượt truy cập31,799,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây