PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
14:07 07/11/2022
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, đồng thời phát triển các chức năng tâm lý và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Từ đó giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và niềm yêu thích được tạo ra cái đẹp.
11:07 04/11/2022
Trí tưởng tượng của trẻ là vô tận và nó được thể hiện chính mình khi đưa ra điều kiện phù hợp để tự thể hiện. Các nhà tâm lý học nói rằng đôi khi đứa trẻ không thể diễn đạt nhiều bằng lời nói, vì vậy chúng ta phải tạo ra một môi trường và điều kiện phù hợp để thể hiện suy nghĩ và thể hiện bản thân của con.
15:52 04/08/2022
Những trò này sẽ thích hợp với các ông bố- những người có tấm lưng to, chắc nịch và thường rất… lười.
1. Cái gì trên mông của tôi: Bạn nằm thoải mái trên ghế hoặc sàn nhà. Con sẽ tìm những đồ vật quanh nhà và đặt chúng lên phía sau của bạn. Mỗi lần con đặt, bố sẽ hỏi: Ối giời ơi, cái gì trên mông của tôi? Và sau đó sẽ đoán. Nếu bạn nói bằng giọng hài hước thì con sẽ cười như nắc nẻ cho mà xem.
2. Âm thanh kì bí: Với những bạn từ 5 tuổi trở lên, hãy hướng dẫn con cách ghi âm trên điện thoại. Sau đó con đi quanh nhà để ghi lại 10 âm thanh khác nhau. Rồi sau đó con sẽ bật lại và bạn đoán đó là âm thanh gì. ( hãy cẩn thận vì điện thoại có thể rơi vào bồn cầu chỉ vì con rất muốn ghi lại âm thanh xả nước).
3. Những đám mây bồng bềnh: Đây là trò chơi phải sử dụng trí tưởng tượng. Nằm xuống với con, nhìn lên trần nhà và thì thầm: Chà nhìn những đám mây tuyệt đẹp/ Mẹ có thể nhìn thấy những bông hoa hướng đương… Cứ nói về những gì bạn “nhìn thấy” và rồi con bạn cũng sẽ “nhìn thấy” gì đó của riêng con.
4. Ngắm sao: Bạn dùng cái chao đèn và đèn pin, thêm một ít đồ chơi nhỏ của con nữa. Bây giờ nằm xuống, tắt điện và dùng đèn pin chiếu qua chao đèn, trần nhà sẽ thành đêm đầy sao. Và nếu bạn chiếu qua cả đồ chơi, ví dụ như con ngựa thì bầu trời đêm có ngựa đang dạo chơi đó.
5. Đừng đánh thức người khổng lồ: Với những đồ chơi bằng nhựa nhỏ, hãy nằm xuống và để con xếp lên lưng hoặc lên bụng. Hãy miêu tả rằng đây là một sa mạc/ thảo nguyên/ bãi đỗ xe và ở đó có một người khổng lồ đang ngủ. Và con hoàn toàn không biết điều đó. Con có thể cho ô tô chạy, cho máy bay lộn nhào… nhưng hãy cẩn thận vì không biết là người khổng lồ sẽ thức dậy vào lúc nào đâu.
6. Người mẫu: Hãy thành người làm mẫu cho tác phẩm của con. Bạn có thể nằm trên ghế, nhớ dặn con vẽ mái tóc bù xù hoặc đôi mắt nhắm tịt. Thỉnh thoảng tăng độ khó bằng việc cầm sách trên tay hoặc đắp mặt nạ.
7. Lăn, lăn, lăn: Bạn biết không, lăn lộn trên sàn là cách tuyệt vời để trẻ em điều chỉnh các kĩ năng phát triển liên quan đến thăng bằng, phối hợp. Bạn chỉ cần nằm trên ghế và yêu cầu con, ví dụ: Hãy lăn thẳng như cái bút chì ( khó lắm chứ không đùa đâu vì trẻ thường có xu hướng lăn nửa trên trước rồi đến chân); Lăn với hai tay trên đầu và giữ chặt một con thú bông…
8. Thám tử đồ vật: Bạn nằm xuống nơi nào đó thoải mái và nói: Tôi muốn bạn tìm thứ gì đó có hình vuông/ thứ gì đó có chuông/ thứ gì đó màu đỏ. Hoặc bạn cũng có thể cho con xem hình vẽ của vật gì đó để con đi tìm và tất nhiên, sau khi tìm xong phải đặt về vị trí cũ.
9. Gắp nhẹ nhàng: Bạn đặt đồ vật lên người sau đó yêu cầu con dùng nhíp để gắp ra thật nhẹ. Đây là cách giúp con phát triển cơ nhỏ ở tay, tốt cho việc cầm bút của con.
10. Khủng long hóa thạch: Bạn tự biến thành một con khủng long hóa thạch. Nhiệm vụ của con- một nhà khảo cổ học là dùng bàn chải nhỏ, các công cụ nhỏ khác để làm sạch cho hóa thạch. Yên tâm là sẽ được vần vò đủ kiểu cho đến khi đầu óc của bạn rối bù lên.
11. Quái vật bị giam: Bạn nằm sau đó con sẽ dùng chăn và gối để “giam” quái vật. Đừng ngủ quên trong đó, thỉnh thoảng hãy gầm gừ và phá nhà giam để con làm lại.
12. Nhạc cụ kì lạ: Hãy nằm nghiêng để làm đàn violon, nằm nghiêng và tay duỗi thẳng phía trước làm đàn piano, dùng bụng làm trống. Sau đó con sẽ chạm vào và các nhạc cụ sẽ phát ra những âm thanh khác nhau.
Nguồn: Phan Hồ Điệp
08:07 12/05/2022
- Đây là một số bức ảnh về việc xây dựng môi trường lớp học tạo cơ hội cho trẻ học tập, vui chơi, khám phá, trải nghiệm. Không gian này dành cho trẻ và chúng tôi thiết kế nó với điều quan trọng nhất mà tôi muốn cho trẻ là KHÔNG GIAN để tạo ra những điều LỚN LAO cho trẻ.
- Với sự đa dạng về nguyên vật liệu để tất cả trẻ đều dễ dàng tiếp cận đối với đôi bàn tay và trí óc nhỏ bé. Có những đồ chơi mở, hình khối, những vật liệu tách rời mà tôi đã thu thập bao gồm cả lõi giấy vệ sinh, mảnh bìa, ống , hột hạt v.v. Tất cả cho nền tảng cho sự sáng tạo của trẻ.
Chúng tôi chờ đợi để xem những đứa trẻ sử dụng những nguyên vật liệu đó để làm gì. Điều kỳ diệu của những vật dụng này là chúng tạo điều kiện cho việc chơi mở sáng tạo
và trong tay của một đứa trẻ chúng có thể được sử dụng khác nhau mỗi lần. Điều đó đã
thúc đẩy trí tưởng tượng, hợp tác và tư duy của trẻ.
- Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau - trẻ đi với những trải nghiệm riêng của mình và việc của chúng ta là xây dựng môi trường học tập và mở rộng những nguyên vật liệu này. Vì vậy, cha mẹ hãy cùng chúng tôi sưu tầm những nguyên vật liệu, các loại đồ chơi này giúp như một điểm khởi đầu và tăng trí tưởng tượng của trẻ.
❤️❤️❤️ Sẽ rất thú vị khi thấy khu vực này sẽ ngày càng đa dạng các nguyên vật liệu cho trẻ chơi và hãy để những đứa trẻ tự do tưởng tượng, sáng tạo và phát triển !
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Tôm rim thịt | ||
Bắp cải xào | ||
Canh củ thập cẩm nấu thịt | ||
Dưa hấu | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Chè đậu xanh hạt sen Sữa bột Nuti |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |