PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
09:45 16/08/2022
1. Hãy tạo điều kiện cho con tự lập
Cụ thể, nếu con có thể tự mình làm việc gì đó, mẹ hãy để con có cơ hội được làm. Ví dụ, mẹ hãy khuyến khích con biết tự rửa mặt mũi, tay chân trước khi ăn, biết tự lấy sách vở để học, tự mặc quần áo khi tắm, tự dọn đồ chơi khi chơi xong... Hãy để con làm một cách tự nguyện vì như vậy con mới hình thành được tinh thần trách nhiệm.
2. Đừng làm hết mà nên để con giúp bạn
Bởi vì những lời “nhờ vả” ngọt ngào của mẹ sẽ có tác dụng giúp con thấy mình quan trọng và có giá trị. Ngoài ra, thông qua những lần để con giúp bố mẹ, con cũng sẽ học được khả năng sắp xếp công việc theo đội nhóm một cách hiệu quả.
3. Hãy để con lấy bạn làm gương
Khi dạy con học về việc tự chịu trách nhiệm, bạn cần phải làm gương cho con trước mọi vấn đề. Đừng dạy bé những điều mà chính bạn cũng không thực hiện được. Bạn cũng cần hạn chế những hình phạt mang tính tiêu cực như đánh, mắng dọa nạt khi con chưa dám chịu trách nhiệm. Bởi vì điều này chỉ càng khiến con thấy sợ hãi và tìm cách nói dối để trốn tránh trách nhiệm mà thôi.
4. Thường xuyên dành lời khen cho con
Thực tế cho thấy hầu hết mọi đứa trẻ đều thích được giúp đỡ mọi người nhưng với những công việc không thú vị, chúng rất hay cảm thấy mất hứng và nhàm chán. Do đó, mẹ cần đưa ra thật nhiều lời khen mỗi khi con có những hành động giúp đỡ mọi người, có như vậy mẹ mới duy trì những cảm xúc tích cực cho con để con biết tự chịu trách nhiệm với bản thân.
5. Đừng bao giờ giao việc quá sức với con
Hiển nhiên, nếu yêu cầu của bạn phù hợp, bé sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và làm việc có trách nhiệm hơn. Trẻ cũng không cảm thấy đuối sức hay chán nản vì các công việc này. Bởi vậy, khi giao việc cho con, mẹ không nên yêu cầu con làm những việc quá khả năng. Nếu được, mẹ nên chia việc lớn thành nhiều việc nhỏ và chỉ dẫn con cách làm chi tiết.
09:31 07/07/2022
Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau.
1. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ sẽ làm mát bằng cách tăng tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt, do đó cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo rối loạn các chất điện giải.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu kém kèm với thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
2. Các bệnh lý hay gặp mùa nắng nóng
2.1 Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy sẽ càng làm trẻ mất nước, điện giải nhiều hơn bên cạnh tăng tiết mồ hôi do nắng nóng, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
2.2 Nhiễm siêu vi
Các bệnh do siêu vi gây ra như tay chân miệng, sởi, cúm, thủy đậu... thường xuất hiện vào mùa nắng nóng. Khi đó, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ... Nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng cũng như trẻ không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác nhau.
3. Cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng
3.1 Cho trẻ nằm điều hòa hợp lý
Đa số các gia đình có trẻ nhỏ sẽ đối phó với thời tiết nắng nóng bằng cách cố gắng tạo mọi điều kiện cho trẻ nằm điều hòa càng nhiều càng tốt, đôi khi là cho trẻ sinh hoạt, vui chơi hoàn toàn trong phòng máy lạnh.
Tuy nhiên, cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng này đôi khi sẽ phản tác dụng nếu bố mẹ bé không chú ý những nguyên tắc cơ bản hoặc lạm dụng máy điều hòa quá mức và càng gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của bé.
Đầu tiên, không nên cho trẻ nằm điều hòa trong thời gian kéo dài quá lâu (thường là trên 4 tiếng), chỉ nên cho bé nằm điều hòa 2-3 tiếng mỗi lần. Vì khi trẻ ở trong nhiệt độ quá lạnh trong thời gian dài sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô, từ đó làm cho sức đề kháng đường hô hấp suy giảm.
Kết hợp với mùa nắng nóng là thời điểm bùng phát các loại siêu vi sẽ làm trẻ dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản... và sức khỏe của trẻ sẽ càng xấu hơn nữa.
Ngoài ra, nếu bố mẹ áp dụng cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng bằng cách cho trẻ nằm điều hòa thì nhiệt độ của máy lạnh nên để từ 26-28 độ C. Sức chịu đựng của trẻ rất kém vì vậy nên bật điều hòa trước 3 phút khi sử dung điều hòa, trước khi cho con vào phòng sử dụng điều hòa mẹ cần bật điều hòa để cao hơn nhiệt độ bình thường để quen dần sau đó mới hạ xuống nhiệt độ 26-28 độ C, hoặc sau khi cho trẻ ra ngoài thì cần tắt điều hòa và mở cửa cho con quen dần với nhiêt độ môi bên ngoài khoảng 3 phút sau đó mới cho trẻ ra ngoài . Bên cạnh đó, nên bổ sung nước cho trẻ đầy đủ để tránh bị khô họng, mất nước.
3.2 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Nên tập cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Điều này sẽ góp phần loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm ẩn chứa trong chính đôi bàn tay của trẻ.
Tắm cũng là một cách hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không cho bé tắm nhiều, ngâm mình lâu trong bể bơi, bồn tắm.
3.3 Bổ sung nước đầy đủ
Một cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng cơ bản nhất chính là bổ sung lượng nước mà trẻ bị mất qua mồ hôi.
Để bổ sung lượng nước cần thiết, ngoài nước lọc thông thường thì nên cho trẻ sử dụng các loại nước uống giàu khoáng chất và vitamin như: Nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước rau má, nước mía... vừa giúp bù nước vừa giúp bổ sung các chất điện giải bị mất khi cơ thể giải nhiệt.
Ngoài ra, biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh ngày nắng nóng hiệu quả nhất đó là tăng cường bú mẹ, giúp tránh mất nước và giúp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa các dưỡng chất quan trọng và lượng kháng thể dồi dào, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
3.4 Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu
Bố mẹ không nên để trẻ chơi đùa, hoạt động bên ngoài trời nắng nóng quá lâu, nhất là thời điểm nắng gay gắt nhất (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu có việc cần đi ra ngoài thì nên cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, che kín toàn thân để hạn chế ánh nắng trực tiếp gây hại cho trẻ.
3.5 Một số cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng khác
• Tập thói quen mang khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường.
• Bố mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt. Việc lựa chọn quần áo mặc cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể được thoải mái, dễ chịu.
• Cha mẹ nên lau mồ hôi thường xuyên cho con
• Nếu quần áo con đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
Thời tiết nắng nóng rất có thể làm cơ thể của trẻ bị mất nước. Vì thế, ngoài việc cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc con khi nằm điều hòa, vệ sinh thân thể,... Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ dễ mắc phải trong mùa nắng nóng, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Thịt gà,lợn xào củ quả | ||
Canh bắp cải nấu thịt | ||
Dưa hấu | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ | Cơm, Thịt bò lợn rim, Canh bí nấu thịt , Dưa hấu |
Mẫu giáo | Cháo sườn, Dưa hấu | |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |