PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
09:10 11/07/2022
Virusrota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy - căn bệnh phổ biến ở trẻ em và có tỷ lệ tử vong cao. Biết được con đường lây lan virus rota ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có cách phòng tránh hiệu quả và an toàn.
1. Virus rota có lây không?
Trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm virus rota một đến vài lần trong đời, lần lây nhiễm đầu tiên có thể xuất hiện từ tháng thứ 3 cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Việc nhiễm virus tái diễn sẽ giúp làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
Virus rota có lây không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, virus rota thường sống trong môi trường ô nhiễm và có thể lây lan qua những thực phẩm hay vật dụng nhiễm bẩn. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ qua đường tiêu hóa và lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc tay - miệng hoặc với phân của người bị nhiễm bệnh.
Loại virus rota gây bệnh ở trẻ em có thể sống rất lâu ngoài môi trường và có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh thông qua việc sờ hoặc chạm vào các vật dụng, bàn tay bị nhiễm bệnh, thức ăn hoặc đồ uống có dính virus. Người và một số động vật như trâu, bò, chó, cừu, khỉ.... đều có thể là ổ chứa virus, chúng có thể gây bệnh trên một số loại động vật này từ lúc chưa trưởng thành và lây sang con người. Đặc biệt, rotavirus ở động vật có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng rota gây bệnh trên cơ thể người.
Theo nghiên cứu thì mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus rota có thể chứa tới hơn 1.000 tỷ Rotavirus (trẻ chỉ cần nhiễm khoảng 10 virus rota là có thể nhiễm bệnh). Phân của trẻ bị bệnh khi thải ra ngoài môi trường có thể bám trên bề mặt các vật cứng đến vài tuần và bám trên tay vài giờ, nếu trẻ không bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguồn này và đưa vào miệng thì sẽ bị nhiễm bệnh virus rota ở trẻ em.
2. Ai có nguy cơ nhiễm virus rota?
Virus rota ở trẻ em là loại có tính lây lan rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê thì hầu như tất cả trẻ em đều có khả năng bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm tháng đầu đời.
Lứa tuổi dễ mắc tiêu chảy cấp do virus rota là từ 6 tháng đến 36 tháng. Bệnh nếu gặp ở đối tượng người trưởng thành thì thường không có triệu chứng. Tại Việt Nam, nếu như ở miền Bắc, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virus rota tăng cao vào mùa đông xuân và cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11 thì ở miền Nam căn bệnh này không phụ thuộc theo mùa.
Rất nhiều bậc phụ huynh không biết virus rota lây qua đường nào, điều này càng làm cho tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh tăng cao vì khả năng phòng bệnh kém. Thông thường thì trẻ dưới 3 tháng tuổi rất ít khi mắc tiêu chảy cấp do virus rota vì có sẵn kháng thể ở cơ thể mẹ truyền cho như kháng thể tiết IgA, kháng thể dịch thể....
3. Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc virus rota
Virus rota ở trẻ em có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nếu:
• Bú bình nhưng không đảm bảo vệ sinh, bình chưa được tiệt trùng kỹ.
• Mẹ cho trẻ ăn bổ sung không đúng phương pháp (thức ăn để lâu, bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến).
• Trẻ sử dụng nước uống không đảm bảo hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
• Sử dụng thức ăn chế biến bởi dụng cụ hoặc tay người chế biến có chứa nguồn bệnh.
• Chất thải đã nhiễm bệnh không được xử lý đúng cách.
• Trẻ không được rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Tiêu chảy cấp do virus rota ở trẻ em có thể được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm phân. Hiện nay, biện pháp phòng ngừa virus rota ở trẻ em hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh.
15:56 02/11/2021
Quy tắc 4 ấm – 1 lạnh bảo vệ trẻ những ngày rét.
☔️☔️☔️ Mấy ngày gần đây thời tiết đang duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách giữ ấm cho bé để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm và đi ra ngoài. Vậy bố mẹ hãy cùng áp dụng “Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh” này nhé!
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 4 ấm ” mẹ cần giữ cho trẻ giữ ấm bụng, ấm tay, ấm chân và ấm lưng cho trẻ. Mẹ cần phải giữ ấm 4 vị trí này cho trẻ và khi cho trẻ mặc quần áo xong mẹ nên kiểm tra xem các vị trí này đã đủ ấm hay chưa.
– Giữ bàn tay ấm : giữ ấm cho tay bé không đổ mồ hôi.
– Giữ cho lưng bé ấm : mẹ nên giữ cho bé vừa đủ ấm. Nếu lưng bé bị đổ mồ hôi, nếu mẹ không lau mồ hôi cho trẻ mồ hôi sẽ dễ thấm ngược vào cơ thể để trẻ không bị nhiễm lạnh
.– Giữ cho bụng bé ấm: điều này giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bé bị bụng lạnh sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của trẻ
.– Giữ cho bàn chân bé ấm : chân là nơi chứa rất nhiều mạch và huyệt. Đây cũng là nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể của bé. Nếu chân của bé bị lạnh bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm….
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 1 lạnh ” đó là để hở phần đầu của trẻ. Trong mùa lạnh mẹ không nhất thiết phải trùm kín mít cho trẻ nhất là khi trẻ đang bị sốt. Mùa đông mẹ chỉ cần nên giữ cho đầu bé được thoáng mát và thoải mái. Khi bé ra đường, mẹ nên chú ý đội cho bé một chiếc mũ để tránh gió cho bé là được.
ST.
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Tôm rim thịt | ||
Bắp cải xào | ||
Canh củ thập cẩm nấu thịt | ||
Dưa hấu | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Chè đậu xanh hạt sen Sữa bột Nuti |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |