PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI
07:47 27/07/2022
TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết cả COVID-19 và bệnh cúm mùa đều có thể biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm đều có bao gồm: sốt hoặc cảm thấy nóng/ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, nôn mửa và tiêu chảy, thay đổi hoặc mất vị giác/khứu giác (phổ biến hơn ở COVID-19).
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và COVID nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chuẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai.
Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cúm. Tuy nhiên, những người tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh có thể sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, nếu muốn phân biệt cúm và COVID-19 cũng cần phải xem xét đến yếu tố dịch tễ.
Ngoài ra, mất khứu giác là dấu hiệu được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên quan đến SARS-CoV-2, đồng thời là dấu hiệu để phát hiện người mắc COVID-19 hiệu quả hơn so với các triệu chứng như sốt và ho.
Cúm là một căn bệnh tương đối phổ biến, lành tính nhưng vẫn có nguy cơ gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và người lớn có tình trạng sức khỏe mãn tính. Hầu hết những người khỏe mạnh bị cúm sẽ tự khỏi trong vài ngày đến 2 tuần, nhưng một số người sẽ gặp các biến chứng nặng, cần phải nhập viện. So với COVID-19, bệnh cúm thường gây nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hơn. Tiêu chảy cũng thường gặp ở trẻ nhỏ bị cúm hơn ở người lớn bị cúm.
Tuy nhiên, cúm thường với Corona virus đều có thể dẫn đến bệnh cảnh nặng và biến chứng, những đối tượng có nguy cơ cao nhất bao gồm: Người cao tuổi, những người bệnh nền, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai.
Các biến chứng của COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: viêm phổi, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim (ví dụ: đau tim và đột quỵ), suy đa tạng (suy hô hấp, suy thận, sốc); tình trạng bệnh mãn tính trở nên nặng hơn (liên quan đến phổi, tim, hệ thần kinh hoặc bệnh tiểu đường); viêm tim, não hoặc các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát.
So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người, thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu COVID hoặc hội chứng viêm đa hệ thống.
Một người có thể bị cúm, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Không giống như với SARS-CoV-2, người dân có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh cúm sau nhiều năm tiếp xúc với các chủng virus cúm khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như SARS-CoV-2, virus cúm vẫn không ngừng đột biến, thay đổi, các chủng virus cúm mới xuất hiện luôn có khả năng gây dịch bệnh và thậm chí là đại dịch cúm.
Ngoài ra nếu khả năng miễn dịch của con người đối với bệnh cúm suy giảm trong thời kỳ đại dịch do ít phơi nhiễm, chúng ta có thể dễ mắc bệnh cúm hơn khi tiếp xúc với virus cúm. Mặc dù không biết chính xác thời gian, nhưng các chuyên gia dịch tễ học tại CDC cho biết người dân có thể dễ bị nhiễm virus hơn khi cúm mùa quay trở lại.
VTV
15:56 02/11/2021
Quy tắc 4 ấm – 1 lạnh bảo vệ trẻ những ngày rét.
☔️☔️☔️ Mấy ngày gần đây thời tiết đang duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách giữ ấm cho bé để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm và đi ra ngoài. Vậy bố mẹ hãy cùng áp dụng “Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh” này nhé!
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 4 ấm ” mẹ cần giữ cho trẻ giữ ấm bụng, ấm tay, ấm chân và ấm lưng cho trẻ. Mẹ cần phải giữ ấm 4 vị trí này cho trẻ và khi cho trẻ mặc quần áo xong mẹ nên kiểm tra xem các vị trí này đã đủ ấm hay chưa.
– Giữ bàn tay ấm : giữ ấm cho tay bé không đổ mồ hôi.
– Giữ cho lưng bé ấm : mẹ nên giữ cho bé vừa đủ ấm. Nếu lưng bé bị đổ mồ hôi, nếu mẹ không lau mồ hôi cho trẻ mồ hôi sẽ dễ thấm ngược vào cơ thể để trẻ không bị nhiễm lạnh
.– Giữ cho bụng bé ấm: điều này giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bé bị bụng lạnh sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của trẻ
.– Giữ cho bàn chân bé ấm : chân là nơi chứa rất nhiều mạch và huyệt. Đây cũng là nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể của bé. Nếu chân của bé bị lạnh bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm….
❤️❤️❤️ Nguyên tắc ” 1 lạnh ” đó là để hở phần đầu của trẻ. Trong mùa lạnh mẹ không nhất thiết phải trùm kín mít cho trẻ nhất là khi trẻ đang bị sốt. Mùa đông mẹ chỉ cần nên giữ cho đầu bé được thoáng mát và thoải mái. Khi bé ra đường, mẹ nên chú ý đội cho bé một chiếc mũ để tránh gió cho bé là được.
ST.
22:47 02/02/2020
Sở GD thông báo: Để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới, đề nghị Hiệu trưởng các trường THCS, TH, MN thông báo cho CMHS, học sinh được nghỉ học từ ngày 03/02/2020 đến hết 09/02/2020. Trường Mầm non Dương Nội xin thông báo đến toàn thể phụ huynh được biết. Trân trọng!
Bữa chính |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Cơm trắng |
Tôm rim thịt | ||
Bắp cải xào | ||
Canh củ thập cẩm nấu thịt | ||
Dưa hấu | ||
Bữa phụ |
Nhà trẻ + Mẫu giáo | Chè đậu xanh hạt sen Sữa bột Nuti |
Chiều | Nhà trẻ + Mẫu giáo | Sữa bột Nuti |