DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG CẢM

DẠY TRẺ VỀ ĐỒNG CẢM

 11:01 29/08/2022

Đồng cảm là khả năng nhận và hiểu rõ tình cảm, cảm giác và động cơ của người khác. Khả năng này ở mỗi đứa trẻ là khác nhau khi chúng lớn lên. Trên thực tế, bé gái có thể đọc cảm xúc tốt hơn bé trai. Tuy nhiên, cả bé gái và bé trai đều có thể hiểu được cảm xúc của người khác và lúc 2 tuổi và lý do cho những cảm xúc đó lúc 4 tuổi. Khả năng đồng cảm sẽ phát triển và nở rộ bên trong tâm hồn của bé nếu được người lớn nuôi dưỡng.
- Trong quá trình xây dựng và duy trì khả năng đồng cảm của bé, thầy cô và cha mẹ nên tôn trọng cá tính và làm mẫu cho trẻ cách thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm. Chúng ta có thể bắt đầu phản hồi với hành vi không thích hợp của trẻ khi nói: “Cha/mẹ/cô rất tiếc khi con chọn làm thế”, để cho trẻ thấy chúng ta đang quan tâm đến cảm giác của trẻ và đồng cảm vì trẻ đang ở trong tình thế khó khăn. Chúng ta cũng có thể chỉ ra hành vi không thích hợp của trẻ gây tác động tới người khác khi hỏi: “Con nghĩ rằng Andy sẽ thấy thế nào khi con ép bạn không được chơi tiếp nhỉ?”
- Ngược lại nếu chúng ta phản ứng giận dữ với hành vi không thích hợp ở trẻ sẽ ăn mòn khả năng đồng cảm của trẻ. Như vậy chúng ta đang dạy trẻ hành xử mà không hề suy nghĩ tới cảm giác của người khác. Trên thực tế nếu chúng ta quan tâm nhiều tới trẻ thì khả năng đồng cảm sẽ tăng lên, ngược lại sẽ giảm đi. Trẻ không có khả năng đồng cảm thì sẽ không thể học cách chia sẻ đồ chơi và vui chơi hoà hợp với các bạn, sẽ phản ứng giận dữ và bạo lực đối với nghịch cảnh và không chịu trách nhiệm với hành động của mình.
- Sự đồng cảm luôn là một yếu tố chủ chốt để xem trẻ có thể hoà hợp với người khác hay không. Vậy nên bồi dưỡng khả năng đồng cảm với trẻ là rất quan trọng, giúp trẻ cảm nhận được những điều mà người khác đang trải qua và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là sự tương tác qua lại giữa cho và nhận. Khi trẻ biết cư xử đồng cảm với những người bạn trong nhóm của trẻ, trẻ sẽ nhận được sự cảm thân nên chúng cảm thấy an toàn.
- Những đứa trẻ có khả năng đồng cảm cũng sẽ phát triển ý thức về sự công bằng. Đối với trẻ, việc bạn nào bị bài trừ hỏi nhóm bởi màu da, ngôn ngữ, kích cỡ cơ thể hoặc quần áo là vô cùng độc đoán và thiếu công bằng.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đối cả thế giới ” - Mandela

NHỮNG ĐIỀU BỔ ÍCH CHA MẸ CẦN BIẾT

NHỮNG ĐIỀU BỔ ÍCH CHA MẸ CẦN BIẾT

 07:32 14/06/2022

Dạy con là cả một quá trình- Những điều bổ ích cha mẹ cần biết.

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ TỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

 14:41 10/09/2021

- Người lớn chúng ta đôi khi còn rất khó để kiểm soát cảm xúc thế nên việc trẻ con chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân cũng là lẽ thường tình. Bố mẹ có thể thấy được con mình lúc lăn đùng ra ăn vạ rồi khóc lóc rồi lúc lại toét miệng ra cười. Tất cả những điều này đều do con chưa biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.*. Tự điều chỉnh cảm xúc là gì?Đó là khả năng tự quản lý cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu của tình huống. Nó bao gồm khả năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài. Đây là một kỹ năng không chỉ người lớn chúng ta cần rèn luyện, mà ngay khi còn nhỏ trẻ em cũng cần học để trang bị cho bản thân trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành.Và bố mẹ có thể giúp trẻ tự kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách sau đây:1. Đặt ra quy tắcViệc đặt ra các quy tắc trong gia đình, giải thích lý do vì sao phải đặt ra quy tắc và tạo chúng thành thói quen sẽ giúp con hiểu con sẽ phải làm gì và như thế nào là phù hợp. Ví dụ như: không được đánh nhau, không được nói tục, không được vứt đồ ăn…, và nếu ai không tuân thủ nguyên tắc sẽ bị phạt.2. Gọi tên được cảm xúc của mìnhNhiều khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận sẽ có phản ứng là la hét, ném đồ đạc, bạo lực. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhận biết, nói được tên cảm xúc của mình và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên trẻ biết kiềm chế khi giận dữ và nên bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị như: Không được buồn, không được sợ mà thay vào đó là sử dụng các câu như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giậnMỗi khi bạn tức giận hoặc trong một hoàn cảnh mất kiểm soát bạn sẽ làm gì để bình tĩnh lại? Nếu bạn đã đặt ra những gợi ý để tự kiềm chế cảm xúc của mình thì em bé của bạn cũng có thể học theo những cách làm ấy.Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bố mẹ cũng nên nhìn nhận rõ hoàn cảnh, đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có những giải pháp phù hợp. Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.4. Dạy con những câu nói tích cựcDạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự nói với bản thân sẽ giúp con kiểm soát được bản thân trong các tình huống. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”...Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.5. Thống nhất hình thức kỷ luậtDù tình huống diễn ra ở nhà hay bên ngoài thì hình thức kỷ luật cũng nên giống nhau và được thống nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức kỷ luật Timeout có hiệu quả. Hãy giải thích cho con bạn những gì sẽ diễn ra trong quá trình kỷ luật và hết thời gian kỷ luật con sẽ trở lại cảm xúc như thế nào. Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.6. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mìnhKhi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.Ví dụ, mỗi lần biết kiềm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, và nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích.7. Là 1 tấm gương tốtCó lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất về sự tín nhiệm của họ. Bởi những gì khiến người khác thực sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi.Ví dụ như: khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con. Khi bố mẹ vô cùng bực mình vì con mải xem tivi mà không chịu đi tắm/đi học, thay vì quát mắng, giật điều khiển để tắt tivi thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con, và nếu con vẫn không hợp tác thì ra điều kiện cho con được xem bao nhiêu phút nữa, và hết thời gian sẽ phải tắt.=> Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hóa cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực hơn.Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng tự kiểm soát và điều chỉnh mình để giúp con xoa dịu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn.-Nguồn Mầm Nhỏ-

Bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng giáo viên

 08:36 13/11/2020

 

Bữa
chính
Nhà trẻ + Mẫu giáo Cơm trắng 
Thịt gà, lợn rang gừng
Cải thảo xào 
Canh thịt bò ngũ sắc
Chuối
Bữa
 phụ
Nhà trẻ + Mẫu giáo Phở bò, lợn 
Chiều  Nhà trẻ + Mẫu giáo  Sữa bột Nuti
  • 23
    23
  • 22
    22
  • 21
    21
  • 20
    20
  • 19
    19

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Dương Nội
    024.33581510

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay510
  • Tháng hiện tại17,248
  • Tổng lượt truy cập31,862,884
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây